Kế hoạch chuyển đổi số của Bắc Giang cũng nêu rõ các mục tiêu cơ bản giai đoạn đến năm 2025 và đến năm 2030 về phát triển chính quyền số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động; phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; và phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số.
Trong đó có thể kể đến một số mục tiêu tỉnh đã đặt ra đến năm 2025 về phát triển chính quyền số như: 80% dịch vụ công trực tuyến mức 4 được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động; trên 50% hồ sơ thủ tục hành chính được tiếp nhận và thụ lý qua dịch vụ công trực tuyến mức 3 và 4.
Song song với đó, đến năm 2025 kinh tế số sẽ chiếm 20% GRDP của tỉnh Bắc Giang. Các nền tảng thanh toán không dùng tiền mặt được ứng dụng rộng rãi trong thanh toán các loại phí, lệ phí và hoạt động kinh doanh, mua sắm trong cộng đồng...
Về phát triển xã hội số, mục tiêu của Bắc Giang đến năm 2025 là hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 80% hộ gia đình, 100% xã; phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh; tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử đạt trên 30%.
Đáng chú ý, trong cả 2 giai đoạn từ nay đến năm 2025 và sau 2025 đến năm 2030, Bắc Giang đều đặt mục tiêu thuộc nhóm tỉnh khá trong cả nước về an toàn thông tin mạng.
Hoàn thành Trung tâm SOC của tỉnh ngay trong giai đoạn đầu
Trong Đề án phát triển đô thị thông minh tỉnh Bắc Giang đến năm 2025 được ban hành đầu tháng 10/2020, UBND tỉnh cũng xác định rõ một trong những nguyên tắc phát triển đô thị thông minh là đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, năng lực ứng cứu, xử lý sự cố mất an toàn thông tin, đặc biệt là hạ tầng thông tin trọng yếu; đồng thời bảo vệ thông tin cá nhân, thông tin riêng của tổ chức, cá nhân.
Cụ thể, theo Đề án này, Bắc Giang dự kiến Trung tâm điều hành an toàn, an ninh mạng (SOC) đảm bảo an toàn thông tin dữ liệu cho các hệ thống máy tính của tỉnh và Hệ thống giám sát bằng camera giám sát giao thông, an ninh tại các khu vực trọng yếu trên địa bàn nằm trong nhóm hệ thống sẽ được tập trung đầu tư xây dựng ngay trong giai đoạn đầu tiên thực hiện Đề án – giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2022.
Riêng năm 2021, theo kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Bắc Giang, đảm bảo an toàn thông tin cũng là một nội dung quan trọng, sẽ được tỉnh tập trung triển khai.
Kế hoạch nêu rõ, bên cạnh việc xây dựng Trung tâm điều hành an toàn, an ninh mạng tại Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh, năm 2021, Bắc Giang sẽ đầu tư các thiết bị, phần mềm, hệ thống giám sát bảo đảm an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu của các cơ quan nhà nước; đầu tư một số dịch vụ cung cấp các thông tin cập nhật về nguy cơ tấn công mạng và các dịch vụ kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin định kỳ.
Song song với đó, năm tới, tỉnh sẽ triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn thông tin đối với hệ thống, dịch vụ CNTT phục vụ chính quyền điện tử và thành phố thông minh trên cơ sở hướng dẫn, chỉ đạo của Chính phủ và các bộ, ngành liên quan.
Đồng thời, tập trung các hoạt động đảm bảo an toàn thông tin như: xác định và xây dựng phương án đảm bảo an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ; kiểm tra, giám sát an toàn thông tin mạng; phòng, chống phần mềm độc hại; tổ chức ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng đối với các hệ thống CNTT của tỉnh; kết nối, chia sẻ thông tin về an toàn thông tin mạng theo quy định...
Liên quan đến việc đánh giá, xếp hạng mức độ đảm bảo an toàn thông tin mạng (Cyber Security Index – CSI) của các cơ quan nhà nước đã được Bộ TT&TT, trực tiếp là Cục An toàn thông tin thực hiện định kỳ hàng năm từ 2008. Trong năm thứ hai Bộ TT&TT thực hiện đánh giá, xếp hạng an toàn thông tin mạng của các cơ quan nhà nước, BắcNhiều khái niệm về Quốc hội của chúng ta hiện nay mới chỉ phản ánh nội dung nội hàm nhận thức trong nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, nhưng khi chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì không còn như vậy. Tác giả có những quan điểm, giải thích hết sức độc đáo, sáng tạo đối với những khái niệm mà chúng ta tưởng như lâu nay vốn đã quá hiểu rõ; nhưng rồi khi đọc xong, khi chiêm nghiệm ra, chúng ta mới thấy mình còn hiểu sơ sài, đôi khi còn nhầm lẫn thế nào.
Tròn 30 năm đổi mới kinh tế, chúng ta đã giành được nhiều thắng lợi, nhưng trong lĩnh vực chính trị hầu như vẫn không có nhiều thay đổi, hay nói một cách chính xác hơn là thay đổi rất chậm chạp. Chúng ta vẫn cứ lấy Quốc hội với cách thức tổ chức và hoạt động trong nền kinh tế tập trung quan liêu sang nền kinh tế thị trường. Quốc hội cho đến hiện nay vẫn là một thể chế được thành lập ra từ một thể chế tập trung quan liêu bao gồm cơ cấu đại diện cho mọi tầng lớp và các địa phương. Tác giả đã đưa ra sáng kiến khắc phục bằng cách đưa ra cách thành lập đơn vị bầu cử thoát ly khỏi đơn vị hành chính địa phương.
Với những nội dung đó, cuốn sách sẽ có những đóng góp rất tốt đối với sự phát triển của quốc gia chúng ta hiện nay, nhất là đối với các đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân được bầu ở khóa 2016-2021.
Trong lời đầu sách, tác giả chia sẻ: “Điều thôi thúc tôi viết quyển sách này còn là nhận thức sâu sắc rằng để có thể kiến tạo được một nền quản trị quốc gia hiện đại, chúng ta cần kiến thức, cần sự hiểu biết sâu rộng về việc thiết kế và vận hành quyền lực nhà nước.
Nhìn chung, tôi không có ham muốn trình bày các vấn đề từ góc nhìn của một nhà dân chủ, mà chỉ đơn thuần từ góc nhìn của một nhà kỹ trị. Trong quá trình làm việc ở Quốc hội, tôi nhận thức ngày càng sâu sắc rằng nhiệm vụ cải cách hàng đầu của đất nước ta chính là xây dựng một nền quản trị quốc gia hiệu quả và hiện đại. Đây cũng chính là điều kiện tiên quyết để chúng ta có thể vượt qua thách thức của bẫy thu nhập trung bình.”
“Đọc cuốn sách của TS Nguyễn Sĩ Dũng, quý vị đang đọc những tâm sự của một người trong cuộc, tường tận hiểu những khó khăn và gian truân trong quá trình chuyển đổi từ một Quốc hội vận hành theo mô hình cũ sang một thiết chế Nghị viện chuyên nghiệp...”
PGS. TS. Phạm Duy Nghĩa – Chủ nhiệm khoa Luật, Đại học Kinh tế TP.HCM.
“Tôi tin rằng cuốn sách sẽ có những đóng góp rất tốt đối với sự phát triển của quốc gia chúng ta hiện nay, … Những ý tưởng và nỗ lực đó đã thắp sáng ngọn nến tri thức trong tôi, và nhân dịp cuốn sách với những gì tâm huyết của Nguyễn Sĩ Dũng, cũng là những điều tôi mong đợi bấy lâu nay, tôi viết mấy dòng tri ân này cùng các bạn đọc.”
GS.TS Nguyễn Đăng Dung - Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
" alt=""/>Ra mắt 'Bàn về Quốc hội' của tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng